Bãi pháo cổ Vũng Tàu
Tác giả:
Đến thành phố Vũng Tàu, có một địa chỉ du khách thường ghé thăm: Tượng chúa Ki-tô dang tay tọa lạc trên đỉnh núi Nhỏ, sau khi leo qua hơn 800 bậc thang và con đường rực rỡ hoa anh đào. Và ngay phía dưới chân tượng chúa, còn có một di tích độc đáo khác: Trận địa pháo cổ nhất Đông Dương mang tên gọi Bãi pháo cổ Vũng Tàu



Trận địa pháo cổ ở phía Bắc Núi nhỏ (trận địa Cầu Đá) là một bộ phận trong phòng tuyến Vũng Tàu của thực dân Pháp, được thực hiện cuối thế kỷ XIX, cùng thời điểm với trận địa pháo Núi lớn và trận địa pháo nam Núi nhỏ. Từ Cầu Đá, phía trong bãi, du khách có thể lân trận địa pháo núi nhỏ theo hai đường. Một đường theo lối lên Hải Đăng rẽ phải trước khi gặp đoạn đường cua (vòng) đầu tiên. Một đường theo lối vào Tịch Xá Ngọc Bích hay Chùa Bửu Sơn hoặc Hải Âu Hotel trên đường Hạ Long. Trận địa pháo Vịnh Hàng Dừa – Cầu Đá nhằm bảo vệ Cầu cảng, khu điện báo, vịnh hàng Dưà, Bãi Trước và vùng biển tây nam Vũng Tàu.

Trận địa pháo Cầu Đá gồm bốn khẩu, được bố trí theo hình cánh cung, nòng hướng ra biển Bãi Trước – Cần Giờ. Sở dĩ chúng được bố trí theo hình cánh cung vì dựa vào thế núi ở đây, đồng thời chính ưu thế đó đã tạo ra tầm quan sát và tầm bắn rộng. Các khẩu pháo đều được bố trí cách đều nhau 18m. Chúng được đặt lân mâm pháo, có thể quay tròn 360O, có thể nâng cao hay hạ thấp tầm bắn nhờ hệ thống chuyển động tầm hướng bằng bánh răng cưa. bệ pháo rộng 6m, nòng dài 5,5m. Tất cả các khẩu pháo ở đây đều sử dụng đạn cỡ 240mm. Trên các thân pháo còn ghi các ký hiệu như sau: Khẩu thừ nhất ở đền mẫu thoải, ghi: 24C/mM’1870, R.1873, N20;15704K ; khẩu thứ hai ở chùa Bửu Sơn, chỉ còn thấy các chữ: 24c/mM’1870 ; khẩu thứ ba ở văn phòng cảng vụ Thành phố Hồ Chí Minh.

Những cổ pháo của trận địa Bắc Núi Nhỏ này được bố trí trên một khu vực cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nhưng do sự phát triển của đô thị nên nhà cửa xây dựng sau này đã che khuất. Hệ thống hầm hào liên quan đến di tích đã bị phá vỡ.